Thursday, February 11, 2016

Cách làm trứng muối chỉ trong 1 đêm

Cách làm trứng muối không khó nhưng với những cách làm thông thường, chúng ta phải mất khoảng 30-45 ngày để có được thành phẩm. Với cách này, chỉ sau 1 đêm bạn sẽ có ngay món trứng muối thơm ngon.

542225_10200328526166802_1883921026_n
Cách làm trứng muối thật sự đơn giản. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là trứng gà và muối.
Bắt tay vào làm nào:

Đầu tiên, tách lòng trắng ra, chỉ giữ lại lòng đỏ như trong hình.
Untitled2

Tiếp theo, bạn đổ muối trắng tiếp lên lòng đỏ trứng, dùng tay để phủ muối đều ra cả mặt lòng đỏ, sau đó rắc muối lên thêm 1 lần nữa.
  3

Cách làm trứng muối - Để phần trứng đã phủ muối vào tủ lạnh, hoặc một nơi khô thoáng trong vòng 8 tiếng. Trứng sẽ đặc lại và biến thành món trứng muối như hình bên dưới.
2
Tách bỏ vỏ, đem lòng đỏ đi rửa sơ lại với nước sạch là dùng được rồi. Quá đơn giản luôn đúng không?
  4

Chúc mọi người thành công với cách làm trứng muối 1 phút 30 giây này nhé!

trung_muoi_ngon
Xem thêm:
http://www.webtretho.com/forum/f216/cach-lam-mon-muc-chien-gion-2013452/
Bánh Canh Cá Lóc Vừa Ngon Vùa Đơn Giản Cho Ngày Ngán Cơm ( Có hình chi tiết) Cách làm sữa đậu nành chẳng cần dùng máy Mẹo tẩm ướp cực hay ai cũng phải biết

Friday, February 5, 2016

Mâm cỗ Tết truyền thống ba miền khác nhau như thế nào?

Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn. Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát.

Tinh tế mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc 1
 
Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.

Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới.

Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết.
 
Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết.
 
Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh.

canh măng
Canh măng.

Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng.

nem rán
 
Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp bữa cơm Tết miền Bắc.

Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.

hành muối
Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong mâm cơm.

Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.

cỗ tết

Mâm cỗ Tết miền Trung

Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những món nước và món mặn theo truyền thống.
 
mâm cỗ tết 3 miền
Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo. Món mặn thường có nem chả, gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và thịt heo. Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món.
 
Thương nhớ mâm cỗ Tết miền Trung 4
 
Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc.

Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.

thịt lợn
Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.

mâm cỗ tết 3 miền
Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. Các loại bánh mứt ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị hỏng.
 
Mê mẩn với món bánh đậu xanh trái cây của Sài Gòn 2
 
Bánh đậu xanh trái cây rực rỡ sắc màu đặc trưng của người Huế. 

Mâm cỗ Tết miền Nam

Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. Trên thực tế mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là nuôi trồng.

cố miền nam
Mâm cỗ Tết miền Nam đơn giản, phóng khoáng.

Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen, tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không phải măng khô như miền Bắc)…
 
mâm cỗ tết 3 miền
Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam.

Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt.
 
khổ qua
Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông.

Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…
Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…

Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc….

bánh tét
Các loại bánh mứt ở miền Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo chuối... với vị ngọt đặc trưng phần. So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền Nam hơn hẳn về loại và sự phong phú.

6 công dụng hữu ích không ngờ của nồi cơm điện

Nếu chỉ dùng nồi cơm điện để nấu cơm thì bạn đã bỏ phí rất nhiều chức năng rồi đấy, nhanh học lỏm những cách này để sáng tạo nhiều món nhé.
Ngoài công dụng nấu cơm ra, mọi người vẫn hay dùng nồi cơm để nấu xôi hay nấu cháo, nhưng đảm bảo những cách dùng dưới đây sẽ làm bạn phải bất ngờ vì chưa bao giờ nghĩ tới.
 
1. Ủ sữa chua
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien
Nấu sữa chua không khó nhưng làm sao để ủ sữa chua để nó lên men thật ngon lại không hề dễ. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nồi cơm để ủ sữa chua. Cách này đơn giản mà còn đảm bảo thành phẩm sẽ rất ngon.
Chuẩn bị: 1 lít sữa tươi, 2 lon sữa đặc có đường và 2 hũ sữa chua để dùng làm men.
Cách làm:
- Đun sữa tươi và sữa đặc cùng nhau, không được cho thêm nước, nhớ khuấy đều tay. Gần sôi thì tắt bếp.
- Đợi hỗn hợp nguội còn khoảng 35 độ C, cho thêm sữa chua vào, khuấy thêm 4 phút cho sữa chua tan đều.
- Cho sữa chua ra hũ nhỏ, sau đó cho vào nồi cơm điện. Cho thêm nước ấm khoảng 45 độ C vào nồi, ngập khoảng 2/3 hũ sữa chua. Đóng nắp nồi cơm lại để ủ, để trong vòng 4-6 tiếng. Sau 2 tiếng, nên bật chế độ Warm của nồi cơm khoảng 15 phút để nước trong nồi không bị nguội đi. Tuy nhiên không nên bật quá lâu vì nếu nước bị nóng quá cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sữa chua.
 
2. Nấu cháo gà
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien-1
Một bát cháo gà ấm lòng không cần tới nồi niêu lách cách, chỉ với nồi cơm điện thôi.
Chuẩn bị: 100 g gạo, 50 g ức gà, 5 g nấm hương khô, 3 lá xà lách, vài lát gừng, gia vị: muối, bột ngô.
Cách làm:
- Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Nấm ngâm nước cho nở, rồi cắt thành miếng mỏng, xà lách cắt sợi nhỏ.
- Rửa sạch ức gà rồi cắt hoặc băm nhỏ, thêm ít muối, bột ngô, vài lát gừng rồi trộn đều, ướp một lúc.
- Đổ nước vào nồi đun sôi, sau đó thêm gạo và một chút dầu ăn, đun đến khi cháo nhừ.
- Cho gà đã ướp vào, khuấy nhanh nhưng nhẹ tay và đều. Sau đó bạn cho nấm vào, đun thêm 2 phút nữa rồi thêm xà lách vào, nêm nếm với ít muối và hạt nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
 
3. Làm bánh pizza
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien-2
Thường nhiều người nghĩ làm đế bánh pizza phải có lò nướng. Chỉ cần nồi cơm các bạn cũng đã làm được rồi nhé.
Chuẩn bị: 500 g bột mì, 10 g men nở, 3 g muối, 280 ml nước lọc và 2 muỗng cà phê dầu ôliu. Đối với nguyên liệu phần nhân bánh thì các bạn có thể tùy chọn.
Cách làm:
- Trộn đều bột, muối, và dầu oliu. Dùng nước ấm hòa tan men và từ từ cho vào nhào thật đều tay. Khi bột mịn, cho bột nghỉ nửa tiếng.
- Cán bột bánh dày khoảng 2 cm.
- Bật cho nồi cơm nóng. Sau đó cho bánh đã cán vào nồi, bật chế độ cooking trong vòng 15 phút cho vàng mặt bánh. Sau đó mở nồi và trở mặt bánh. Lúc này cho nhân bánh, phết sốt cà chua và pho mát vào. Sau đó tiếp tục bật chế độ cooking trong vòng 10 phút nữa là xong.
 
4. Gà nướng
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien-3
Gà nướng bằng nồi cơm điện là điều hoàn toàn có thể.
Chuẩn bị: 300 g đùi gà, 1 củ gừng, 2 gốc hành, mè rang, gia vị: thìa nước tương, 2 thìa nước, 1 thìa nước mắm, 1 thìa mật ong.
Cách làm:
- Cho nước tương, nước mắm và mật ong vào bát nhỏ, khuấy đều.
- Rửa sạch gà, để ráo nước, sau đó cho gà vào chung với nước tương bên trên, xoa đều rồi cho vào tủ lạnh ướp nửa tiếng trở lên, để gà dễ thấm vị bạn có thể dùng tăm hoặc dĩa xiên vài lỗ trên gà.
- Thái lát gừng và cắt khúc hành lá. Đặt gừng và một ít hành lá ở dưới đáy nồi, sau đó cho gà và nước ướp vào.
- Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp thì lật ngược gà lại, thêm khoảng 2 muỗng nước sạch vào, bật nút nấu lần nữa.
- Sau khi nồi chuyển qua chế độ hấp lần nữa, thì bạn cho phần hành lá còn lại vào, bật nút nấu và đợi đến khi nồi chuyển hấp là gà đã chín. Trước khi dùng, bạn xé gà ra nhiều miếng nhỏ rồi rắc mè rang vào và chừa lại phần nước xốt trong nồi ăn kèm ít rau xanh cũng rất ngon.
 
5. Làm bánh bông lan
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien-4
Chuẩn bị: 50 g bột mỳ, 150 g đường, 30 g bơ lạt, 5 quả trứng, 50 g bột bắp, 50 ml sữa tươi, 30 ml dầu ăn, 3 g muối, 1 ống vani.
Cách làm:
- Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
- Chọn tốc độ yếu đánh bông lòng trắng trứng. Khi bọt nổi lớn, cho thêm muối vào và đánh nhanh. Từ từ cho thêm đường vào, đánh đến khi lòng trắng nổi bông.
- Dùng sữa tươi và vani cho vào phần lòng đỏ, đánh đều tay bằng dụng cụ đánh trứng.
- Trộn bột bắp và bột mỳ lại với nhau. Sau đó rây vào phần lòng đỏ trứng và trộn đến khi có được hỗn hợp thật mịn nhuyễn.
- Chia lòng trắng trứng đã đánh thành 3 phần và cho từ từ vào phần lòng đỏ đã đánh. Cứ như vậy đánh cho hết số lòng trắng trứng trứng đến khi có được hỗn hợp mịn màu vàng nhạt.
- Lót dưới đáy nồi cơm điện một lớp giấy nướng hoặc một lớp bơ. Sau đó đổ hỗn hợp bột vào nồi, bật chế độ Cook. Nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ Warm, để thêm khoảng 20 phút. Để kiểm tra bánh chín hay chưa nên dùng tăm xiên qua bánh, nếu tăm ướt, bật chế độ cook thêm lần nữa và tiếp tục nấu. Khi nào thấy bánh nở xốp là xong!
 
6. Bắp rang bơ
6-cong-dung-huu-ich-khong-ngo-cua-noi-com-dien-5
Cái này dễ làm ở nhà nhất vì chẳng đòi hỏi phải khéo léo hay sao cả.
Chuẩn bị: 150 g hạt bắp, bơ, vani và dầu ăn.
Cách làm:
- Cho một lớp dầu ăn vào trong nồi, bật chế độ Cook trong khoảng 1 phút, sau đó cho thêm bơ vào, chế độ Cook thêm 3 phút nữa.
- Chuyển sang đế độ Warm rồi cho thêm hạt bắp vào, đóng nắp và bật chế độ Cook. Để khoảng 4 phút thì bắp bắt đầu nổ, mở nắp rồi dùng đũa đảo đều để tất cả các hạt bắp nổ đều. Đóng nắp lại thêm 1-2 phút là đã có ngay món bắp rang bơ

Thursday, February 4, 2016

Giới thiệu món ăn ngày tết: Măng kho thịt

Trong 3 ngày tết của Bình Thuận có thể nói, măng kho thịt là món ăn truyền thống mang đậm tính dân giã nhưng không kém phần hấp dẫn. Vì vậy người dân Bình Thuận chuẩn bị các món ăn ngày tết bao giờ cũng không thể thiếu món măng kho thịt.
Bình Thuận với đặc điểm nhiều rừng núi, trong đó tre mọc tự nhiên thành rừng với những diện tích rộng lớn hầu như có rất nhiều trên những mãng rừng của Bình Thuận. Chính vì vậy, khi mùa mưa đến, măng bắt đầu mọc là người dân chuẩn bị lên rừng xắn măng. Măng Bình Thuận có nhiều chủng loại từ măng le đến măng lồ ô rồi tre gai, mỡ, tàu, tre đá (tre mọc trên đá), mỗi loại tre đều cho từng loại măng có chất lượng khác nhau nhưng có thể nói nhiều nhất là măng le, măng tre gai, tre mỡ và tre lồ ô (măng lớn nhất).
Măng được xắn về, số nào để bán chợ ăn tươi còn lại hầu như đều được luộc phơi khô cho ngày tết.
Măng Tươi sau khi đào được bóc bỏ hết vỏ. Rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già (nếu có). Và điều quan trọng là Măng sau khi đào, nên làm măng khô ngay, đừng để quá lâu, măng bị ủng không còn tươi ngon nữa
Măng củ tươi phải xắc miếng trước khi đem luộc, như vậy măng khô mới có chất lượng tốt nhất. Chứ đừng nên luộc cả củ rồi mới xắc. Việc xắc trước khi luộc sẽ đảm bảo miếng măng chín đều hơn, và loại bỏ được những thành phần không tốt của măng đi. Việc tiếp theo, hẳn là luộc măng rồi. Luộc thật kĩ, khi nào thấy măng mềm, vàng nhạt là được. Qua 1 đêm, măng đã ráo hoàn toàn nước. Rồi mới đem phơi! Măng khô được phơi bằng ánh sáng mặt trời, nếu gặp trời nắng to và gắt thì trung bình cần 3 ngày. Còn nếu nắng không đủ, phải cần đến 5 ngày. Việc phơi măng như thế này rất vất vả, trung bình 1 ngày phải lật miếng măng 1 hoặc 2 lần! Và đặc biệt phải dùng đũa hoặc que tre để lật, bà con bảo nếu dùng tay, măng sẽ bị lên men, nhanh mốc và chua. Lý do giải thích là “tại hơi người”, tôi phá lên cười bởi cái lí do hết sức đơn giản kia. Nếu phơi đủ nắng liên tục trong vòng 3 ngày, măng khô sẽ có màu vàng tự nhiên rất đẹp. Và rất khô, khô đến mức xọc tay vào túi măng khô chỉ thấy lạo xạo lạo xạo. 1 chiếc bao tải dạng 50kg chỉ có thể nhồi nhét được 10kg măng khô.
Mẹ tôi khi có măng khô đầu mùa đã mua ngay vài ký chuẩn bị tết và cho bàc con ở xa như lời mẹ nói ăn để nhớ tết quê nhà.
Trước 28 tết vài ngày là Mẹ tôi đem măng ra ngâm, và xã đi rửa lại nhiều lần cho măng mềm và đến ngày 28 tết sau khi cúng tất niên xong mẹ tôi bắt đầu kho măng.
Thịt heo Mẹ tôi dùng kho măng tôi thấy thường là thịt đầu và thịt ba chỉ hoặc thịt đùi. Đến mồng 2 tết là nhà tôi đã có bữa ăn đoàn tụ đầu năm và nồi măng kho thịt luôn được mọi người thưởng thức cùng bánh tráng mỏng, thịt heo chua và củ kiệu.
Cái béo béo của thịt mỡ, cùng với vị đặc trưng của măng chen lẫn vị chua của thịt và củ kiệu đã làm chúng tôi xuýt xoa: Mẹ kho măng ngon nhất. Mẹ mất, vợ tôi đãm nhận lo soong măng cho cả nhà và tất nhiên cái hương vị của món măng kho thịt đã đi suốt cùng với những năm tháng chất chồng của chúng tôi qua những cái tết ở quê nhà..


Nguồn FB Huỳnh Gia Phúc

Wednesday, February 3, 2016

Dưa Cải Chua / Nguyễn Thị Thiết PBC72



Cách làm dưa cải chua:
_1 kí đủ loại ( cà rốt, đu đủ, củ cải, bông cải trắng, ớt trái, dưa chuột ....) cắt tùy ý
_ 400 gr đường cát vàng
_ 1 chén vung dấm
_ 2 muỗng canh muối
Trộn 1 kí dưa cải với đường ngâm hơn 2 tiếng.
Sau đó chẳt nước này bỏ vào soong + dấm+ muối nấu sôi trút hỗn hợp này vào hủ dưa cải lúc đang nóng. Nếu muốn ăn như dưa món mặn thì thêm nước mắm, ăn chay thì thêm nước tương.
Ngày hôm sau thì ăn được nhưng để tủ lạnh để lâu được hơn 6 tháng.
Muối ở Mỹ là muối bọt nên mặn hơn muối hầm Phan Thiết, tùy theo các bạn gia giảm. 
Mình vừa bắt chước Thiết chỉ và làm liền ăn rất ngon. À, nếu như làm chua thì làm đường cát trắng nhìn đẹp hơn.
Nguyễn thị Thiết 72 / Nguyễn Ánh Tuyết 72
Happy Tết Tề Thiên 2016



TAI HEO NGÂM CHUA NGỌT GIÒN NGON


Nguyên liệu:
Tai heo ( tùy vào khẩu phần ăn của gia đình)
Giấm gạo : 1 chai
Cà rốt: 1 củ
Đường, muối, nước mắm
Hành khô thái lát, tỏi nhánh và gừng đập dập, ớt sừng thái lát
Tắc: 2 quả

Cách làm
Bước 1: Lựa tai heo có màu sáng, sạch sẽ, cạo sạch lông, rửa kĩ bằng giấm gạo và muối, chú ý làm sạch cả phần tai trong để tai không còn mùi hôi. Sau đó bắc nước luộc tai vói một chút muối, gừng đập dập, hành thái lát và 1 muỗng canh nước mắm để khử hoàn toàn mùi hôi của tai đồng thời tai sẽ thấm được gia vị khi ngâm sẽ ngon hơn.
Bước 2: sau khi luộc tai xong thì ngâm vào nước có đá hoặc nước đun sôi để nguội để tai không bị đen và khi ngâm được giòn

TAI HEO NGÂM CHUA NGỌT
Bước 3: Thái lát hành, tỏi để nguyên nhánh ( chọn tỏi có nhánh nhỏ), ớt sừng thái lát, cà rốt tỉa hoa mỏng.
Bước 4: Theo tỉ lệ 2 chén giấm thì 1.5 chén đường và 3 muỗng cà phê muối, trộn đều hỗn hợp, tắc cắt làm đôi không vắt nước, bắc lên bếp đun sôi hỗn hợp rồi để nguội
Bước 5: khi tai heo nguội cắt làm 4 hoặc cắt mỏng nếu bạn muốn ăn  nhanh. Thông thường sẽ để khoảng 5 ngày để tai heo ngấm nhưng nếu cắt mỏng chỉ cần 3 ngày là bạn có thể ăn được..

TAI HEO NGÂM CHUA NGỌT
tai heo ngâm chua ngọt
Bước 6: Xếp cà rốt phía ngoài, trộn tai heo với tỏi, hành, ớt sừng phía trong rồi đổ hỗn hợp giấm chua ngọt đã để nguội vào. Đem phơi nắng để tai heo có độ giòn, khoảng 3 ngày sau là có thể dùng.
Chúc các bạn thành công
Nấu Ăn Không Khó Tổng Hợp

Bài Viết Mới Nhất

cách nấu súp tacos