Sunday, January 31, 2016

Cách muối dưa Thiết học của chị bán cơm trước trường đánh máy Nguyễn Duy đường Lý Thuờng Kiệt PT

***:  Cải (củ , dưa ...) cắt dày, mỏng , dài, ngắn (tuỳ ý)   
6 phần *** ....>.... 1 phần đường cát vàng
Ngâm 2 tiếng or hơn
Chắt lấy nước nấu với muối ....>....sôi  ....>.... tắt bếp ....>.... 
  + dấm  +  nước mắm or xì dầu 
Đang nóng...>... trút lại vào *** 
Ngày hôm sau ăn được
Để được nữa năm trong tủ lạnh
----------
***  :  ...gừng, ớt, thơm , đu đủ xanh, carot, su hào, củ cải, radish...  (không hành, tỏi)

Saturday, January 30, 2016

Công thức làm dưa chua kiểu Ý



Bài này dựa trên số lượng ở nhà làm, nếu làm ít hơn thì chia số lượng vật liệu cho thích hợp.

Vật liệu:
8  - 10 kg dưa chuột non ( cở bằng ngón tay )
3 muỗng canh muối
2 lít dấm
2 kg đường
1/2 muỗng cà phê ( tea spoon ) hột cần ( celery seed )
1/2 muỗng cà phê hột cải vàng ( yellow mustard seed )

Cách làm:
- chẻ dưa làm hai hay làm ba theo chiều dọc (vertical) trái dưa, rửa sạch, bỏ trong thau.
- đổ muối vào, trộn đều
- Lấy vải hoặc thau khác đậy lên, để một ngày.
- Qua hôm sau, vớt ra, bỏ vào rỗ có lỗ, để ráo nước (không dùng nước để rửa).
- Khi đã ráo nước, bỏ dưa vào trong soong.
- Đồng thời, bắt một soong khác lên bếp lửa, đổ dấm, đường, quậy cho tan đường.
- Thêm hột cải (cho nước màu vàng một chút) và hột cần (cho có mùi thơm)
- Khi dấm đường sôi, đổ ngay nước dấm đường nóng vào soong dưa, đậy nắp soong, để nguội (khoảng vài giờ )
- Khi soong dưa nguội rồi, bắt soong dưa lên bếp, mở lửa cho tới khi soong dưa nóng lên, lên bọt.
- Tắt lửa, để nguội. Lúc này có thể đổ vào hủ để vào tủ lạnh để dành ăn. 
(Khi dưa còn nóng, có thể bỏ vào hủ kiếng nhỏ, với nắp đậy kín, để nguội trước khi đưa vào tủ lạnh. Các hủ này có thể giữ cả năm nếu chưa khui nắp)

Lê Văn Thắng Western Australia

Thursday, January 28, 2016

Xội Diệu Thiện

     Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT AST), kidney (BUN), thyroid (TSH) đều tốt, chỉ có chất mỡ Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường, nhưng bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi cũng không quan tâm cho lắm.
    Năm sau đi thử máu kết quả tất cả vẫn tốt đẹp, chỉ riêng chất mỡ Triglycerides tăng lên 201, kết quả về tiểu đường vẫn không có nhưng bác sĩ gia đình Dr. Donald Watson cho toa uống thuốc. Cô Diệu Thiện, nhà tôi khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa nhưng cơm quá khô khan, khó nuốt, hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức nên tôi chịu thua đầu hàng và đành uống thuốc vậy. Tháng sau trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230, bác sĩ tôi lại tăng gấp đôi số lượng thuốc.
    Tin tưởng vào gạo lức-muối mè, nhà tôi cô Diệu Thiện lại tìm phương thức khác là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè mà phần chủ lực chính là gạo lức.
    Vì thích ăn xôi, hơn nữa vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức mềm như bún khi nấu chung với nhau. Xôi nếp than gạo lức lại mềm và màu xôi nhìn bắt mắt gọi mời hơn, dể ăn hơn, không phải nhai kỹ như cơm gạo lức lần trước. Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn 1 chén xôi với muối mè, trưa ăn 1 chén xôi với muối mè, đến cơm chiều thì vẫn ăn cơm trắng thịt cá như hằng ngày. Khi ăn xôi này rất nhuận trường.
    Sau hai tháng, đi tái khám, kết quả máu tất cả vẫn tốt và chất mở Triglycerides từ đã từ 230 hạ xuống 77 và Cholesterol cũng hạ xuống theo từ 185 hạ xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200), bác sĩ của tôi ngạc nhiên vì theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mở Triglycerides đừng tăng cao vì sẽ biến chứng tiểu đường . Ông bác sĩ Watson có hỏi tôi ăn uống thay đổi làm sao mà có sự khác biệt tốt như thế, tôi chỉ nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè và từ đó đến nay tôi vẫn ăn sáng, ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc. Như vậy, thay đổi cách ăn uống, thức ăn đã làm cho cơ thể tránh được bệnh.
    Mục đích chia xẻ kinh nghiệm bản thân đến quý đồng hương để biết thêm về gạo lức muối mè, cô Diệu Thiện sau 6 tháng thử nghiệm nghiên cứu, đã xác định phương cách nấu xôi nếp than gạo lức muối mè, để mọi người, ai cũng có thể nấu xôi được như sau:
    Cách thức nấu Xôi Diệu Thiện.
    A- Vật liệu:
        1- 5 cups gạo lức hiệu Homai (mua tại Costco, Cash Carry…) Nếu gạo lức,( brown rice) không phải hiệu Homai thì cần phải ngâm gạo lức với nước over night trước khi đem nấu.
        2- 1 cup rưởi nếp than (black rice) (mua tại chợ VN hay Á Châu).
        3- 8 cups nước ấm.
        4- Nồi cơm điện loại 10 cups.
    B- Cách nấu: (đơn giản và dễ nhớ)
        1- Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
        2- Vo gạo và nếp chung với nhau.
        3- Nhấn nút nấu cơm.
        4- Khi cơm chín (nồi cơm báo hiệu từ "cook" qua "warm"), mở nắp, lấy đủa xới xôi lên cho đều.
        5- Để "warm" chừng 1 đến 2 giờ thì ăn được xôi mềm, ngon.
        6- Muối mè thì ít muối nhiều mè, rang chín, xay nhuyễn.
C- Cách để dành: Xôi (vì nấu nhiều) chia ra từng gói nhỏ 1 chén vừa đủ ăn, cất vào tủ lạnh. Rất tiện lợi cho người còn đi làm, chỉ dùng microware cho 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Xôi nếp than gạo lức rất thuận lợi cho người đau bao tử hay bị yếu răng, táo bón

Lẩu Hãi Sản Phan Thiết


Ngoài lợi thế du lịch biển, Bình Thuận còn hấp dẫn du khách với nhiều món ăn ngon, rẻ từ hải sản tươi sống như cua rang me, mực một nắng, ghẹ hấp, sò nướng hành mỡ, cá bò hòm.. nếu đã đến và du lịch Bình Thuận xin mời quý khách hãy thưởng thức qua món lẩu hải sản tươi sống đặc sản hấp dẫn của phố biển xinh đẹp.
Nguyên liệu làm nên món lẩu không thể thiếu chính là hải sản tươi ngon của vùng biển xanh cát trắng như: tôm sú, sò điệp, mực tươi, cá bớp… Để hương vị của món lẩu hải sản trở nên hấp dẫn hơn cho thêm vào nồi lẩu một ít thịt bò và xương ống.Khi thưởng thức thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của các lọai hải đặc sản Phan Thiết và một chút vị béo của thịt Hải sản tươi ăn ngon nhất khi được chấm với nước mắm Phan Thiết với ớt xắt nhỏ. Khi ăn cho thêm rau tần ô, rau đắng và ăn kèm bún gạo, tất cả sẽ hòa chung vào nhau để tạo nên món ăn với vị ngon ngọt đậm đà hương vị đặc trưng cho vùng biển Phan Thiết - Bình Thuận mà không nơi nào có được.
Tại Phan Thiết, du khách có thể đến và thưởng thức món lẩu hải sản tại các quán hải sản trên đường Pham Văn Đồng (bờ kè Bình Hưng), đường Phạm Ngọc Thạch, các quán ăn dọc đường Nguyễn Đình Chiểu (khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né). Với nguồn hải sản tươi sống dồi dào và có quanh năm, chắc chắn món lẩu hải sản sẽ làm hài lòng mọi thực khách khi ghé thăm thành phố biển Phan Thiết.
DLBTFB

84 Món Nhậu / Thúy Sương PBC72








Cách Kho Cá không tanh

  
 Posted by Việt Anh :
Cá kho là món ăn dân dã rất bắt cơm. Tuy nhiên, để có được một nồi cá kho ngon không phải ai cũng biết cách. Trong khuôn khổ bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn cách kho cá rô, cá lóc, cá thu, cá ngừ, cá kèo ngon…
Trước đây, người nội trợ biết kho một nồi cá có màu vàng đẹp mắt và thịt cá săn mềm được coi là người đảm đang. Nay bạn cũng có những cách riêng để làm nàng chủ bếp tài hoa theo cách của bạn.

1. Cá bống kho tương bần
Nguyên liệu:
  
 Chọn cá bống tươi để cá kho ngon hơn.​
500gr cá bống tươi
200gr tương bần
1 quả khế xanh
Gia vị: muối, tiêu, hành tím, hạt nêm, đường, dầu ăn và hành lá
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch cá bống với nước muối pha loãng. Sau đó, ướp cá với ít muối, tiêu, đường, và dầu ăn.
Bước 2: Rửa sạch khế, cắt bỏ các đường diềm cạnh và hai đầu trước khi thái khoanh khoảng chừng 3mm.
Bước 3: Làm nóng dầu trên một chảo nhỏ và chiên sơ cá để thịt cá được săn lại.
  
Nồi cá bống kho tương có màu sắc và mùi vị hấp dẫn.​
Bước 4: Phi thơm hành trên một chiếc nồi khác sau đó cho phần tương bần đã chuẩn bị vào, đảo đều để tương dậy mùi thơm. Kế đến, xếp lần lượt phần khế, cá đã được chiên sơ vào nồi, chêm thêm nước và bật lửa lớn kho cá. Khi nước trong nồi sôi, bạn hãm nhỏ lửa và nêm nếm gia vị. Tiếp tục kho cá với ngọn lửa liu riu đến khi nước kho gần cạn thì tắt bếp. 
  
 Cho thêm tiêu khi dùng​
Khi dùng, bạn cho thêm tiêu bột và hành lá lên mặt hoặc nếu muốn tăng vị cay, bạn cũng có thể cắt thêm ớt vào nồi cá kho
.
2. Cá rô kho khế
Nguyên liệu:
500gr cá rô đồng
200gr thịt ba chỉ
2 quả khế xanh
Gia vị: Gừng, lá gừng, nước màu, hành tím, ớt, nước mắm, tiêu, chay khô, hạt nêm.
Cách làm:
  
 Cá rô kho khế có vị chua, bùi rất ngon.​
Bước 1: Cá mua về, bạn đem đánh vảy, chặt bỏ mang và chà qua với muối hạt để giảm bớt chất nhờn. 
Bước 2: Thái thịt thành những miếng mỏng, đem ướp với ít gia vị và để như vậy trong khoảng 15 phút. Sau đó, rán thịt nhanh với ít dầu cho thịt săn lại và để riêng.
Bước 3: Khế xanh đem bỏ đường diềm cạnh và cắt khoanh ngang, cắt khúc nhỏ lá gừng và đập dập 1/2 nhánh gừng tươi. 
Bước 4: Chuẩn bị bát gia vị gồm nước mắm, đường, ớt, gừng, nước màu, chay khô và dầu ăn. 
Bước 5: Dùng chiếc nồi kho cá đem lót khế làm mặt đáy trước khi xếp cá đều lên trên mặt. Tiếp theo, bạn cho phần nước ướp cá vào nồi và để khoảng nửa tiếng.
  
Món cá rô kho đậm hương vị đồng quê.​
Bước 6: Sau khoảng thời gian ướp cá, bạn đun sôi nồi cá, chêm thêm nước và nêm nếm lại. Khi thấy nước kho xâm xấp mặt, cho tiếp phần lá gừng vào nấu cùng đến khi nước kho gần cạn thì tắt bếp. 

Vậy là bạn đã có món cá rô kho đậm hương vị đồng quê để mời cả nhà cùng thưởng thức rồi đấy!

3. Cá chép om dưa
  
 Cá chép om dưa là món ăn rất quen thuộc của người miền Bắc.​
Nguyên liệu:
1 con cá chép tươi ( chọn con còn sống sẽ càng ngon)
150gr thịt mỡ
1 bát dưa muối
1 trái cà chua
2 muỗng cà phê giấm bỗng
Gia vị: hành tím, gừng, nghệ, thì là, ớt, hành lá, muối, tiêu, đường và dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch thịt mỡ, thái miếng dài và đem rán vàng giòn thành tóp mỡ.
  
 Rán sơ cá​
Bước 2: Đánh vảy, làm sạch lòng cá chép với ít muối hạt. Sau đó rửa sạch lại lần nữa, để ráo và đem rán sơ để da cá hơi vàng và thịt cá săn lại. 
Bước 3: Rửa và vắt dưa chua qua nước vài lần để xả bớt độ chua; thái cà chua thành múi cau; gừng đập dập; ớt băm nhỏ. 
  
Xào cà chua và dưa​
Bước 4: Bắt nồi lên bếp, phi hành thơm và xào phần cà chua để tạo màu đỏ đẹp tự nhiên. Tiếp theo, cho phần dưa chua vào đảo đều với ít gừng và ớt. Cho thêm phần giấm bỗng vào để tăng thêm hương vị cho món ăn trước khi cho cá vào và chêm thêm nước.
  
 Cho thêm giấm bỗng để tăng vị chua​
Bước 5: Khi thấy nước om sôi lại, bạn cho thêm tóp mỡ và ½ muỗng cà phê bột nghệ vào cùng. Bạn có thể nghiêng nhẹ nồi để nước kho thấm đều cá thay vì lật cá lại sẽ làm nát con cá. 
Bước 6: Khi cá còn lại khoảng 1/3 nước, bạn tắt bếp và cắt hành cho lên mặt. 
  
Món cá chép om dưa hoàn thành trông rất bắt mắt​

Món này có thể dùng thêm với rau sống và ăn kèm với món bún sẽ rất hợp vị.

4. Cá nục kho nghệ
Nguyên liệu:
500gr cá nục tươi
7 củ nghệ tươi
1 nhúm rau răm thái sợi
Gia vị: muối, tiêu, đường, nước mắm, tỏi, ớt, hành tím, đầu hành lá, rau răm và dầu điều.
Cách làm:
  
 Cá nục kho nghệ có màu vàng đẹp mắt và vị cay xé lưỡi.​
Bước 1: Bỏ phần mật xanh trong mình cá và xóc muối rửa sạch. Sau đó, ướp cá với ít muối và tiêu bột khoảng nửa tiếng. 
Bước 2: Gọt nghệ, cắt lát mỏng và giã nhuyễn.
Bước 3: Tỏi, hành tím, đầu hành lá, ớt đều đem băm nhuyễn.
Bước 4: Phi thơm một phần tỏi, hành tím và đầu hành lá cho thơm. Sau đó, cho cá vào nồi. Tiếp tục cho thêm phần nghệ giã nhuyễn và các gia vị nước mắm, tiêu, đường, ớt. 
Bước 5: Đổ nước xâm xấp mặt cá và kho lửa lớn. Khi nước kho sôi, bạn tắt bếp để như vậy sau khoảng 30 phút lại bật bếp và kho lần hai với ngọn lửa nhỏ đến khi nước kho gần cạn thì tắt bếp. Lưu ý, để nước kho thấm đều cá, trong lúc nấu bạn nhớ nghiêng nồi qua lại.

Khi dọn nóng, bạn có thể cho thêm ít rau răm thái sợi lên trên mặt để làm tăng hương vị món ăn. 

5. Cá trắm kho riềng sả
Nguyên liệu:
500gr cá trắm (có thể thay thế bằng cá trôi)
2 nhánh riềng và sả
Một ít lá chè xanh
Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, nước màu.
Cách làm:
  
 Riềng, sả đem đập dập​
Bước 1: Dùng muỗng cạo sạch vỏ riềng, rửa lại với nước và thái mỏng hoặc đập dập. Với phần sả, bạn cũng đem đập dập tương tự.
Bước 2: Rửa sạch lá chè xanh và lót dưới đáy nồi dùng để kho cùng phần riềng và sả. 
  Ướp cá với riềng, sả​
Bước 3: Tiếp theo, bạn xếp cá vào nồi, và ướp với các gia vị khoảng 30 phút. Thời gian này đủ để cá thấm gia vị và đanh thịt lại.
Bước 4: Sau khoảng thời gian ướp, bạn cho cá lên bếp, đun sôi sau khoảng 5 phút, tắt bếp và để khoảng nửa tiếng sau lại bật bếp kho nhỏ lửa. Khi thấy nước trong nồi hơi cạn bạn nêm nếm gia vị lại và khi màu kho chuyển sang vàng đậm đẹp mắt thì tắt bếp. 
  
 Cá kho với riềng, sả có mùi thơm rất đặc trưng.​
Lưu ý: để cá kho ngon, khi chêm thêm nước trong lúc nấu bạn chỉ nên dùng nước sôi nhé!

6. Cá trích kho rục
Nguyên liệu cho món cá trích kho rục:
  
 Cá trích tươi​
500gr cá trích
2 trái dừa tươi
1 củ tỏi
5 trái ớt tươi
Gia vị: muối, tiêu, đường, dầu ăn, hạt nêm, nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Đánh vảy sạch, làm sạch lòng và cắt bỏ đầu, đuôi cá. Sau đó xóc với ít muối và để cá ráo. 
  
 Ướp cá​
Bước 2: Sau khoảng 15 phút, bạn đem cá ướp với các gia vị: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm và tỏi, ớt băm nhuyễn. 
Bước 3: Bổ dừa, lấy nước.
Bước 4: Cho cá vào nồi với khoảng 2 muỗng cà phê dầu ăn và đun sôi. Khi thấy nước cá sôi lên, bạn cho nước dừa vào đun sôi lần nữa. Khi nước trong nồi sôi lớn, bạn bắt đầu hãm lửa thật nhỏ và kho như vậy cho đến khi nồi cá gần cạn nước.
  
 Cá trích kho rục có thể ăn cả xương.​
Với cách kho này, thịt và xương cá đều mềm. Bạn dùng với bữa với cá trích kho rục sẽ rất 


bắt cơm. 
7. Cá thu kho nước dừa
Nguyên liệu:
1 lát cá thu 500gr
1 trái dừa xiêm
1 củ tỏi, 1 trái ớt tươi và 3 củ hành tím băm nhuyễn
Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm và nước màu
Thực hiện: 
  
Cá thu kho nước dừa đậm đà vị ngọt béo tự nhiên.​
Bước 1: Rửa sạch lát cá thu và cắt khúc thành 6 miếng. Sau đó đem ướp với ít nước mắm, đường, hạt nêm và nước màu. Để như vậy khoảng nửa tiếng trước khi kho. 
Bước 2: Phi thơm tỏi với dầu nóng và cho cá vào chiên sơ. Khi thấy thịt cá săn lại, bạn cho nước dừa tươi vào và nêm nêm lại gia vị. 

Bước 3: Đun sôi lửa lớn để nhỏ dần sau khi nước trong nồi sôi đến khi cá chuyển màu vàng đẹp và hơi sánh nước kho thì tắt bếp. Nếu thích tăng thêm vị béo, bạn có thể cho nước tép mỡ vào khi cá kho gần cạn nước. 

8. Cá ngừ kho thơm
Nguyên liệu:
500gr cá ngừ
1/2 trái thơm gần chín
1 trái cà chua
Gia vị: ớt sừng, hành ngò, muối, nước mắm, bột ngọt, tiêu, đường, nước màu.
Cách làm:
 Cá ngừ kho thơm​
Bước 1: Rửa sạch cá, để ráo và đem ướp với ít muối, tiêu, hạt nêm khoảng 15 phút. Sau đó, áp chảo cá cho vàng mặt thì tắt bếp và đem để riêng. 
Bước 2: Cắt dứa thành từng miếng nhỏ; cà chua thái múi cau; ớt sừng cắt sợi nhỏ và tỏi, hành tím đem đập dập. 
Bước 3: Xào cà chua và dứa với phần tỏi phi trên lửa lớn. Sau đó cho thêm nước vào nấu sôi, nêm lại gia vị và cho cá ngừ vào kho cùng với lửa nhỏ khi nước đã sôi. 

Bước 4: Chỉ cần thấy nước kho chuyển màu vàng đẹp mắt và hơi sánh lại, bạn có thể tắt bếp và thưởng dùng. 

9. Cá lóc kho tộ
Nguyên liệu:
1 con cá lóc khoảng 500gr
200gr thịt mỡ hoặc thịt ba rọi
1 nhánh hành lá
5 trái ớt chỉ thiên
1 trái ớt chuông đỏ và 1 trái ớt chuông xanh
1 nhánh riềng, gừng và các gia vị: nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, nước màu
Cách làm: 
  
 

Cá lóc kho tộ​
Bước 1: Gừng tươi gọt vỏ và thái sợi; riềng gọt vỏ và cắt khoanh; ớt trái bỏ cuống và để nguyên; ớt chuông thái múi cau; hành lá cắt nhỏ;
Bước 2: Đem cá lóc rửa sạch với muối và vài lát gừng để thịt cá thơm và săn hơn. Tiếp đến, bạn cắt lát và ướp gia vị trong khoảng nửa tiếng.
Bước 3: Thịt ba chỉ thái miếng mỏng, dài và rán cháy cạnh. 

Bước 4: Lót các miếng riềng dưới đáy nồi, tiếp theo lần lượt là lớp thịt ba chỉ, cá, ớt. Sau đó cho nước vào đến mặt cá và đun sôi. Khi thấy nước sôi, bạn nêm nếm gia vị và tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nồi cá kho chuyển màu vàng đẹp mắt và nước gần sánh lại thì tắt bếp.

10. Cá kèo kho rau răm
Nguyên liệu:
500gr cá kèo
1/2 bó rau răm thái sợi nhỏ
1 bát rượu trắng
Gia vị: ớt, tiêu, muối, nước mắm, đường, nước màu và dầu ăn.
Cách làm:
 Cá kèo kho rau răm​
Bước 1: Chà sạch nhớt cá kèo với muối và rượu trắng. Sau đó, ướp cá với các gia vị nước mắm, đường, muối, đầu hành và dầu ăn. 
Bước 2: Sau 15 phút ướp cá, bạn bắt đầu kho. Khi thấy nước trong nồi sôi lên, bạn cho thêm nước vào cùng với phần rau răm. Kho cá trên lửa nhỏ đến khi nước gần cạn, bạn nêm lại gia vị với nước mắm để dậy mùi thơm. 

Sau cùng, bạn chỉ việc cắt thêm ớt tươi vào nồi cá kho và thưởng thức.

11. Cá chép kho gừng
1 con cá chép 500gr
1 nhánh gừng

Món Ăn Ngon Của Phan Thiết



Chỉ cách Sài Gòn 200 cây số, mất khoảng 3,5 – 4 tiếng nếu đi tàu lửa hoặc xe khách, tôi không hề ngần ngại gì mà không du hí đến thành phố biển Phan Thiết vào những dịp nghỉ lễ dài ngày.


Biển Đồi Dương xanh ngắt tuyệt đẹp.




Thành phố Phan Thiết là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai thích biển, thích vẻ hiện đại của thành thị nhưng vẫn muốn giữ một chút bình yên cho mình. Thú thật thì Phan Thiết không có quá nhiều loại hình giải trí hiện đại như Nha Trang nhưng các resort, bãi biển thì không hề thua kém chút nào.


Cầu dây văng hiện đại bắc ngang con sông Cà Ty. 


Buổi sáng ngắm mặt trời mọc ở biển Đồi Dương, tha hồ vẫy vùng trong làn nước mát rượi, chiều thả bộ dọc sông Cà Ty, ngắm từng dòng xe máy thong thả chạy trên đường, buổi tối dạo vòng thành phố tìm chút gì bỏ bụng… lịch trình mỗi ngày khi ở Phan Thiết của tôi không có gì quá đặc sắc, nhưng nhờ vậy, tôi dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, khám phá ra những điều không ngờ về chính mình mà trước đây chưa từng nhận ra.


Thành phố bé nhỏ này giúp tôi khám phá ra nhiều điều không ngờ về chính mình.


Một trong những “thành tích” làm tôi tự hào nhất sau chuyến du lịch Phan Thiết đó là sưu tập được các địa chỉ quán ăn đặc sản siêu ngon nơi này để chia sẻ cho hội bạn phượt thích lang thang đây đó như tôi. Cùng điểm qua 10 món ngon nhất xứ biển Phan Thiết nào.


Bánh canh chả cá – Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo là trục đường chính của thành phố Phan Thiết, nên khá nhiều “món ngon vật lạ” tập trung trên con đường này và bánh canh chả cá là một trong số đó. Vốn là người không hảo thể loại này nhưng rốt cuộc tôi cũng phải "ngả mũ chào thua" trước tô bánh canh chả cá Phan Thiết.


  
Bánh canh chả cá Phan Thiết có một sức hút khó cưỡng. 


Nước lèo trong, hơi nổi chút váng mỡ, từng miếng chả cá chiên, hấp nằm xếp cạnh nhau, hành lá và ớt đỏ phủ kín mặt tô, buổi tối đầu tiên của tôi tại thành phố này thật tuyệt vời nhờ bánh canh chả cá.


Mì Quảng Phan Thiết – Trần Phú

Sáng hôm sau, chưa kịp quyết định ăn gì thì anh bạn đã kéo tôi ra quán mì Quảng đông khách nhất Phan Thiết và giới thiệu rằng: “Đến Phan Thiết mà chưa ăn món này thì coi như bỏ xừ chuyến đi rồi đó!”. Tôi cứ nghĩ anh ấy nói quá lên thôi cho đến khi tô mì Quảng Phan Thiết chính thức đặt trước mặt.


   
Mì Quảng Phan Thiết nhiều nước lèo như phở, hủ tiếu, mà lại có màu đỏ, nhìn vào là muốn ăn ngay.


Mì Quảng Phan Thiết nhiều nước lèo như phở, hủ tiếu, mà lại có màu đỏ, nhìn vào là muốn ăn ngay. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn thịt heo hay thịt vịt. Một tô mì Quảng đất Phan phải có hai loại: bánh phở và mì sợi, rắc thêm chút đậu phộng rang nguyên hạt cùng ớt xay. Dù nước lèo hơi ngọt một tí nhưng nói chung là ngon tuyệt.


Răng mực – Võ Thị Sáu

Đây rồi, món ăn vặt “thần thánh” của các bạn trẻ Phan Thiết đây rồi. Phải vòng vèo một hồi tôi mới tìm ra quán bán răng mực nhỏ nhưng cực đông khách ở con đường Võ Thị Sáu. Vì không biết món nào ngon nhất nên tôi quyết định gọi nhiều loại răng mực khác nhau và không hề hối hận với quyết định này.


 
Răng mực nướng hơi cay cay, thơm thơm mùi sa tế hòa lẫn với vị ngọt của mực.


Răng mực hấp như những viên long não nhỏ, chấm tương, sa tế hay muối tiêu chanh gì cũng vui miệng vô cùng. Răng mực nướng hơi cay cay, thơm thơm mùi sa tế hòa lẫn với vị ngọt của mực. Răng mực xào có phần nước sốt ngon vô cùng. Ăn kèm với dưa chua, rau răm lại càng dậy mùi mực thêm nữa.


Bánh căn – Hải Thượng Lãn Ông

“Nghe đồn” có một hàng bánh căn ở đường Hải Thượng Lãn Ông đã từng được vua đầu bếp Martin Yan ghé thăm nên tôi cũng tò mò đi thử xem “thực hư thế nào”. Không đến nỗi “ngây ngất quên đường về” nhưng những chiếc bánh căn ở đây làm tôi cảm thấy no bụng và ấm lòng rất nhiều sau một ngày lang thang khắp nơi.


 
Một bữa ăn bánh căn đúng chuẩn là đây.


Những chiếc bánh căn bột gạo được đổ từ khuôn đất, nhỏ nhỏ xinh xinh, khi vừa lấy ra khỏi khuôn thì chấm ngay vào hành lá rồi chập lại với nhau. Bánh căn nóng hổi, nhúng ngay vào tô nước mắm chua ngọt sóng sánh với xoài sống bào sợi, tóp mỡ, hành, xíu mại, trứng luộc, xắn thêm một chút cá kho cho vào, giờ tôi đã hiểu vì sao nơi đây luôn đông khách.


Bánh tráng mắm ruốc nướng – ngã tư Thủ Khoa Huân – Trần Hưng Đạo bánh tráng mắm ruốc cũng là một món ăn vặt đinh của người Phan Thiết. Chỉ ngồi bên hàng bánh tráng mắm ruốc nướng một lát, tôi đã đếm sơ sơ được 2 – 3 nhóm học sinh tíu tít ghé vào ăn.

 
Và chắc rằng tôi sẽ nhớ mãi cảm giác khi cắn một miếng bánh tráng cuốn nướng giòn rụm đầy đủ các thành phần: mắm ruốc cay cay, mằn mặn hòa với vị béo của bơ và hành mỡ, nem chua, chả thơm lừng… 


Vừa ăn, tôi vừa tranh thủ quan sát đôi bàn tay thoăn thoắt cuốn cuốn, lật lật chiếc bánh tráng của chị chủ. Một chiếc bánh tráng mè sẽ được quệt mắm ruốc cay, bơ, cho thêm các loại “topping” như nem chua, chả, hành mỡ, dưa chua, sau đó đặt lên bếp lửa vừa nướng vừa cuộn lại. Và chắc rằng tôi sẽ nhớ mãi cảm giác khi cắn một miếng bánh tráng cuốn nướng giòn rụm đầy đủ các thành phần: mắm ruốc cay cay, mằn mặn hòa với vị béo của bơ và hành mỡ, nem chua, chả thơm lừng…


Bánh mì xíu mại – Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ là một con đường tuy nhỏ và ngắn nhưng lại là nơi buôn bán sầm uất nhất ở thành phố biển này bởi vị trí đắc địa – nằm gần chợ Phan Thiết. Đi đến cuối đường, tôi phát hiện mùi thơm vô cùng quyến rũ. Tò mò ghé lại xem, thì ra là bánh mì xíu mại.



 
Bánh mì xíu mại ở đường Nguyễn Huệ khi nào cũng nóng hổi. 


Từng viên xíu mại nóng hổi được chị chủ thoăn thoắt gắp vào trong ổ bánh mì cùng với trứng luộc, rau dưa, ớt, rồi chan nước xíu mại lên. Có lẽ xe bánh mì này rất nổi tiếng ở Phan Thiết vì sau tôi còn tận 7 – 8 người đang xếp hàng đợi mua.


Kem flan – Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo

Cũng trên con đường Nguyễn Huệ ấy, tôi tìm được một quán bánh flan và chè các loại khá đông khách ở vỉa hè. Nhưng điều kì lạ là người dân ở đây gọi bánh flan là kem flan nên người bán hơi lúng túng một chút khi tôi gọi món bánh flan.



 
Ở Phan Thiết, người ta gọi bánh flan là kem flan.


Không có biến tấu khác lạ so với bánh flan thông thường, nhưng chắc chắn nếu có ghé chơi Phan Thiết lần nữa, tôi vẫn sẽ đến quán lề đường này vì chiếc bánh flan béo ngậy, thơm ngát mùi sữa, ngọt vừa phải và thấm đẫm nước cốt dừa cùng cà phê. 

Nem nướng – chân cầu Trần Hưng Đạo

Vừa thả từ chân cầu Trần Hưng Đạo xuống, tôi bắt gặp một quán ăn ven đường đông nghìn nghịt khách, người ra người vô liên tục, nhân viên phục vụ chạy như không ngưng nghỉ một giây nào.



 
Một phần nem nướng đầy đủ trông "xôm tụ" như thế này đây. 


Cũng (lại) tò mò ghé vào ăn thử, tôi cực kì thích thú với phần ăn hấp dẫn ở đây. Vài miếng nem nướng được ướp rất vừa miệng, lại mềm và nóng, một loại chả gì đấy được cuốn bằng bánh tráng và chiên lên nên rất giòn, thịt nướng, chả… cho vào một miếng bánh tráng mỏng cùng với dưa leo, rau, khế chua, chấm nước chấm giã đậu phộng lạ miệng nữa thì ngon tuyệt cú mèo.


Bánh hỏi lòng heo – Trần Phú



 
Bánh hỏi ở Phan Thiết ăn kèm với lòng heo chứ không phải thịt heo quay.


Buổi sáng ngày cuối cùng ở xứ biển, tôi được một người bạn thết đãi bánh hỏi lòng heo nổi tiếng trên đường Trần Phú. Ở Phan Thiết, người ta không ăn bánh hỏi cùng với thịt heo quay như tôi từng biết mà lại ăn cùng với lòng heo, chả giò, có nơi còn dùng giò thủ. Vẫn là nước chấm cà chua đặc trưng, bánh hỏi ở đây có phần khá rời rạc, thoạt nhìn có vẻ giống bún hơn nhưng cũng là món ăn rất đáng để thử đấy.


Bánh quai vạc – chợ Phan Thiết

Và khi dạo vòng chợ Phan Thiết để mua một ít quà bánh về cho bạn bè, gia đình, tôi lại tiếp tục bị cuốn vào cơn lốc của những món ăn. Bánh quai vạc với vẻ ngoài lôi cuốn đã làm tôi một phen no bụng và suýt nữa thì quên cả mục đích chính là mua quà.



 
Bánh quai vạc, nhìn thôi cũng đủ thòm thèm.


Những chiếc bánh quai vạc nhỏ, bột trong suốt ôm lấy phần thịt tôm đỏ cam, ăn chung với nước mắm ngọt, hơi đặc và cay xè nhờ các lát ớt đỏ xanh thích mắt. Vì quá kết món này nên tôi quyết định mua vài hộp đem về thành phố ăn dần cho đỡ nhớ đất Phan với nhiều món ngon khó cưỡng.